• Phụ nữ và lao động
  • 14:52 13/07/2005
  • Xem hình

    Vẫn có nhiều phụ nữ phải lao động vất vả.

    Nhiều nữ LĐCNVC đã thể hiện được tài năng và có những cống hiến lớn lao, song tại nhiều đơn vị, doanh nghiệp, Thủ trưởng nam nói thẳng ra là nếu cần chọn tuyển một trong 2 người ( 1nam, 1nữ) đến xin việc, trình độ như nhau thì họ ưu tiên chọn người nam giói, vì lý do kinh tế, chi phí và các điều kiện giản đơn hơn cũng như trách nhiệm giới hạn hơn.

    Còn trên khắp thế giới, đối với các Nhà nước dân chủ và tổ chức công đoàn thì luôn hướng tới bảo đảm bình đẳng nam nữ trong lao động và xã hội, ưu tiên cho nữ lao động những chính sách riêng để bảo vệ, phòng hộ an toàn, thể hiện tính nhân đạo cao cả của nhà nước, nền văn minh và lòng cao thượng của nam giới.

    Cả hai đôi tượng trên đều có lý do riêng của mình, nhưng cái gốc là phụ nữ là sinh linh yếu ớt hơn nam giới trong vũ trụ này và có thiên chức sinh sản. Tuy nhiên phụ nữ cũng có những ưu thế riêng. Do vậy trên thế giới, trong những lĩnh vực lao động công nghiệp tỷ lệ số lượng lao động nữ thường thấp hơn nam, trừ tại một số lĩnh vực thuộc công nghiệp nhẹ, công nghiệp tiêu dùng, trong lĩnh vực nông nghiệp thì tương đương, trong dịch vụ và hoạt động lao động phi kết cấu thì thường cao hơn.

    Theo tài liệu của Viện NC KHKT Bảo Hộ lao động “ Điều kiện làm việc và sức khoẻ nghề nghiệp của lao động nữ” - do TS nguyễn Thế Công chủ biên ( NXB Lao động- Hà nội 2003) thì vấn đề này được lượng hoá chi tiết. 

    Qua các phép đo cụ thể, người ta thấy rằng ở cùng độ tuổi và người cùng địa phương thì kích thước cơ thể của nữ giới thấp, nhỏ, ngắn hơn nam giới 7%-13%, còn trọng lượng thì kém hơn khoảng 21%, lực cơ bắp của nam cao hơn nữ 20%-49% ở độ tuổi 15-60 tuổi và ở độ tuổi khoẻ mạnh nhất( 25-30 tuổi) thì lực này ở nam cao hơn nữ 44%. 

    Cũng theo tài liệu này với lời dẫn ý kiến của tác giả Korchounova thì lý do chính lao động nữ cần được bảo vệ đặc biệt hơn so với nam giới và ngoài những chỉ số nêu trên, còn về bản chất tự nhiên nữ giới khác biệt nam giói về sinh lý và tâm lý. Thí dụ mức tiêu hao năng lượng nữ giới bằng 85 % của nam giói, mức tiêu thụ oxy 2,9 lit,phút/4,1 của nam giới. Sự khác biệt về lý sinh và hoá sinh rất rõ, về lượng và chất trong cân bằng hocmon khác nhau...

    Từ đó cơ thể nữ và nam phản ứng khác nhau đối với các tác động của môi trường và các ngưỡng cảm giác của cơ thể khác nhau. Phụ nữ nhạy cảm hơn đối với các tác động đó đến các chức năng cơ thể và liên quan đến chức năng sinh sản của nữ giới. Phụ nữ dễ bị bệnh nghề nghiệp hơn, dễ bị tai nạn lao động trong thời kỳ hành kinh và 4 ngày trước đó, cũng như trong thời gian có thai. Phụ nữ nói chung không thích hợp với công việc quá trừu tượng, tuy nhiên lại có trực giác và trí nhớ tốt, nhạy cảm, dễ xúc cảm, yếu đuối, khéo tay chính xác tỷ mỷ, thông minh tỉnh táo và nhu cầu cần được chăm sóc chiều chuộng nhiều hơn nam giới tưởng.

    Ở đây cũng phải nói thêm là nhiều nam giới ghen tỵ với chính sách đối với nữ lao động, nêu lý do là nam giới cũng có chức năng sinh sản vì nam giói sinh ra tinh trùng và cần được bảo vệ sức khoẻ sinh sản cho nam giói trong lao động. Điều này đúng và cũng đã có quy định về việc này trong những điều kiện lao động có yếu tố nguy hiểm cho các tế bào sinh dục đực này về vấn đề số lưọng, chất lượng và gen di truyền. Còn nói chung trong những điều kiện lao động không có hại đến chức năng sinh sản của nam thì nữ lao động đã bị nguy hiểm hơn rồi.

    Điều kiện lao động cho nữ giới cần được nghiên cứu riêng cho từng lĩnh vực theo công việc . Các tác động bằng thông tin và năng lượng chuyển hóa nêu trên có tác dụng đối với con người và cấu trúc khác của môi trường lao động sản xuất kinh doanh đến mức nào tùy thuộc vào ngưỡng giới hạn cao và ngưỡng giới hạn thấp của giá trị các đại lượng tác động . Các tác động cụ thể tùy vào bản chất hiện tượng mà có một hay nhiều ngưỡng (cao, thấp), xen kẽ . Độ an toàn và sạch sẽ được hiểu như giá trị đại lượng tối ưu nằm ở vùng nào đó trong quan hệ với các ngưỡng cao và thấp. Thí dụ : Giới hạn bảo đảm an toàn nghe được tần số cho tai người là 20Hz đến 20.000Hz . Ngoài ra là không nghe được. Người ta đã nhận thấy rằng, con người có thể hoảng sợ phụ nữ có thể dễ bị điên hơn khi môi trường hoàn toàn im lặng (O dB) - siêu tĩnh hoặc tối hoàn toàn-siêu đen kéo dài . Trong môi trường công nghệ siêu sạch, thì phụ nữ làm việc trong đó có thể bị sảy thai. Một thí dụ khác là tư thế lao động đứng hoặc ngồi cho lao động nữ cũng là một việc cần nghiên cứu cẩn trọng, nhất là trong lĩnh vức lắp ráp điện tử, dệt, may, chế biến thuỷ hải sản, dạy học,...

    Bên cạnh đó, phụ nữ chịu tải quá lớn trước tác động của những mặt trái của những yếu tố phát sinh trong cơ chế thị trường và quá trình CNH-HĐH đất nước.

    Trong gia đình, nhu cầu cho cưộc sống mới , lo kiếm ăn, tiền sinh sống không đủ, không có tiền dự trữ khi ốm đau hoặc nhà có việc,chăm sóc con cái, chăm sóc Cha mẹ, anh chị em, học hành, phương tiện sinh hoạt gia đình, văn hoá trong gia đình, 

    Còn đối với xã hội, nguy cơ các tiêu cực xâm nhập vào gia đình là thường xuyên. Do đi làm xa do các khu công nghiệp phát triển, làm tại những nơi hẻo lánh, nông trường, khu trồng nguyên liệu , ít thời gian, khó hoặc không lấy được chồng. Có khi do không tìm hiểu kỹ hoặc tìm hiểu người tình qua INTERNET nên hoặc lấy phải ông chồng "vô tích sự " hoặc một ông chồng "dở hơi", Việc có nhiều thành phần kinh tế, thị trường chứng khoán, công ty cổ phần gây phân hoá đến từng con người trong gia đình.

    Môi trường sinh thái thì bị ô nhiễm không khí, nguồn nước sinh hoạt, ô nhiễm do công nghệ , ô nhiễm do sinh vật, bệnh nghề nghiệp. Môi trường lao động ở các nghành nghề bị ô nhiễm về các phương diện vật lý, hoá học, sinh học, tâm lý xã hội và thông tin. Môi trường tâm lý xã hội - lo lắng đủ bề, lo mất việc làm, giảm thu nhập, rồi lo từ việc tắc đường không kịp đón con đến chuyện dị ứng do bị quấy rối tình dục ở nơi làm việc, chồng ngoại tình, có bồ nhí, chồng phụ bạc vợ con, lo các bệnh dịch, lo có mâu thuẫn trong gia đình, con cái bị khuyết tật, lo cô giúp việc " OSIN" giúp luôn cả việc chăn gối của mình với chồng...Lo quá sinh bệnh trầm cảm hoặc tâm thần.

    Những sai lầm mới của phụ nữ không phải không có, như không phải không có chị ít chú ý đến chồng con, chỉ chăm lo bản thân mình, vợ đay nghiến chồng do không kiếm đủ tiền,...Phụ nữ cũng có hành vi gây tác động tiêu cực cho xã hội ( làm tiền, tống tiền, mỹ nhân kế, thực dụng, bỏ chồng bỏ con đi theo kẻ giầu có...và thậm chí đâu đó cũng xuất hiện những “nữ quái”, nhẹ thì gây rối loạn môi trường lao động, nặng thì bị ra toà ).

    Vào thời kỳ Chu kỳ sinh học của mọi người cả nam và nữ vào những giai đoạn đó con người yếu đuối và nhạy cảm, động tác lao động, công nghệ thiếu chính xác, nhất là ở lao động nữ.Do vậy, cần bảo vệ nữ CB CNVC hơn nữa trong môi trường lao động.Nâng cao nhận thức cho mọi đối tượng trong xã hội là phụ nữ cân được ưu tiên bảo vệ vì họ yếu ớt hơn nam giới. Môi trường công nghiệp và cơ chế thị trường cũng làm thay đổi tính cách của giới, ở nữ CBCNVC tính hiền dịu giảm đi nhường chỗ cho tính mạnh mẽ hơn. 

    Thực tế cho thấy một số ông chồng có vợ là thạc sỹ, tiến sỹ thì gia đình nhiều khi rơi vào cảnh bi- hài kịch, nếu có vợ là giám đốc doanh nghiệp thì một số gia đình gặp phải bi kịch nhiều hơn ,còn vợ làm cán bộ chính trị thì có thi gặp thảm kịch. Còn chỉ khi nào có người chồng cao thượng, thông minh, tôn trọng phụ nữ và biết cách cư sử thì mới điều chỉnh được quan hệ này và tạo mọi điều kiện cho vợ học hành và tham gia lao động với công việc xã hội như họ có thể. 

    Tình trạng đa giao tiếp có xu hướng gia tăng từ đó thay đổi quan hệ trong tình yêu, gia đình, hôn nhân và nhiều gia đình vợ chồng có nguy cơ ly tán, mặc dù chúng ta cố gắng giúp nữ lao động cho cuộc sống trong thời văn minh hiện đại, tự động hoá, toàn cầu hoá, có hệ máy tính, mạng Internet , trong xu hướng đã xuất hiện trên thế giới chuyển từ nền kinh tế hàng hoá phát triển tiến tới kinh tế tri thức...

    Về biện pháp hỗ trợ, cần cung cấp thông tin, tập huấn, phổ biến khoa học, kiến thức, luật pháp, chế độ chính sách ...không những chỉ cho nữ CB CNVC, cán bộ công đoàn mà phải cho cả những người là nam sử dụng lao động nữ, các nam CB CNVC nữa.

    Bảo đảm sự an toàn cho phụ nữ trong lao động về mặt bảo vệ loài người là an toàn cho các thế hệ sau được phụ nữ sinh ra. Nhà nước sẽ cần có nhiều chính sách cụ thể hơn nữa. Sự an toàn cho nữ CN VC LĐ, kể cả trong môi trường tâm lý , tại gia đình, tại doanh nghiệp và cơ quan về mặt công việc, về giá trị kinh tế là giúp cho họ yên tâm và chính xác trong thao tác công việc, bảo đảm chất lượng sản phẩm, nếu không sẽ có thể dẫn đến sản phẩm không bảo đảm chất lượng và số lượng; về mặt xã hội là tại gia đình họ yên tâm chăm sóc con cái và hồi phục sức khoẻ...và xin nhớ cho là trong môi trường lao động có lao động nữ tuy có một số phức tạp hơn song nếu không có nữ sẽ còn có sự rối loạn về tâm lý và mất cân bằng môi trường lao động về phương diện giới cho giới nam trong lao động./.

  • VEIC